VỀ HƯƠNG TRẦM GIA TRUYỀN ĐỨC HIỂU

  Hương Trầm Gia Truyền Đức Hiểu chuyên cung cấp các sản phầm phẩm hương/nhang an toàn, được sản xuất hoàn toàn bằng nguyên liệu thảo mộc tự nhiên như: trầm, thuốc bắc, đàn hương, hoàn đàn, hoa hồi, tùng, thau, trám, ngâu, quế chi, hương bài,...theo công thức gia truyền mà không nơi nào có được. Hương Trầm Gia Truyền Đức Hiểu có mùi thơm đặc biệt, nhẹ nhàng, ấm áp và ít khói.

Sản phẩm Hương Trầm Gia Truyền Đức Hiểu được sản xuất thủ công kết hợp với máy móc hiện đại, giúp mang lại sản phẩm đồng đều về chất lượng, đẹp về hình thức mà vẫn giữ được mùi hương đậm chất cổ truyền. Sản phẩm đã được UBND tỉnh Hưng Yên công nhận là cơ sở sản xuất hương gia truyền uy tín chất lượng.

Với 4 tiêu chí chính:

        - Sản xuất bằng công thức gia truyền

        - 100% nguyên liệu thảo mộc, không hóa chất độc hại

        - Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống gia đình bạn

        - Bảo vệ môi trường.

             Hiện nay các sản phẩm của Hương Trầm Gia Truyền Đức Hiểu được sản xuất tại: Dốc Lã, Phố Hiến, TP.Hưng Yên. Liên hệ: Hot line - 0963 734 458

Thế nào là Hương Trầm Gia Truyền Đức Hiểu?
          Hương Trầm Gia Truyền Đức Hiểu được sản xuất bằng các loại nguyên liệu thảo mộc tự nhiên, không sử dụng bất kỳ hóa chất độc hại nào. Mùi thơm của Hương Trầm Gia Truyền Đức Hiểu được tạo ra nhờ sự kết hợp của nhiều loại thảo mộc lại với nhau theo công thức gia truyền riêng. Sản phẩm sau khi làm ra được phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên nên giữ được mùi thơm tinh khiết của các loại thảo mộc đồng thời lĩnh hội được hương thơm của trời của đất.
 
Sự khác nhau giữa Hương Trầm Gia Truyền Đức Hiểu và Hương tẩm hóa chất độc hại:

 

Hương tẩm hóa chất độc hại

Hương Trầm Gia Truyền Đức Hiểu

Nguyên liệu

Sử dụng các loại hóa chất độc hại để tạo mùi thơm cho hương.

Sử dụng hoàn toàn các loại thảo mộc tự nhiên như: trầm, thuốc bắc, đàn hương, hoàn đàn, hoa hồi, tùng, thau, trám, ngâu, quế chi, hương bài,...

Bí quyết gia truyền

Không có bí quyết gia truyền. Việc tạo mùi thơm cho sản phầm chỉ đơn giản là dùng các loại hóa chất tạo mùi công nghiệp có bán trên thị trường

Có bí quyết gia truyền.Tạo mùi thơm cho sản phẩm bằng sự kết hợp nhiều loại thảo mộc lại với nhau theo một công thức gia truyền riêng

Sự đậu tàn

Đậu tàn, cong tàn, chắc tàn nhìn rất đẹp, thậm chí tàn còn không bao giờ bị rụng và không bao giờ bị mốc do được tẩm hoá chất chống mốc

Có thể bị mốc nếu bảo quản không cẩn trọng, và không chú trọng đến vấn đề đậu tàn do không sử dụng hoá chất. Việc đậu tàn được thực hiện bằng cách lựa chọn các cây tăm có nhiều cật và ngâm trong nước khoảng 4-5 tháng, do đó tỷ lệ đậu tàn thấp khoảng 30%

Người sản xuất, người tiêu dùng

Có hại cho sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng vì phải tiếp xúc hoặc ngửi phải hóa chất độc hại

An toàn tuyệt đối cho sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng vì sản phẩm được sản xuất hoàn toàn bằng các loại thảo mộc tự nhiên

Đặc điểm nhận biết Hương Trầm Gia Truyền Đức Hiểu:     
                   - Hình thức: không đẹp mã như hương thông thường, hương có màu gỗ tự nhiên

                   -   Mùi vị: Thơm nhẹ nhàng mùi thảo mộc tự nhiên không sực nức như hương hóa chất

                   -   Giá trị sức khỏe: An toàn tuyệt đối cho sức khỏe người tiêu dùng

                   -   Giá cả: Cao hơn hương thông thường.

Một số hình ảnh khu sản xuất của Hương Trầm Gia Truyền Đức Hiểu:

Một số thành phần chính trong các sản phẩm của Hương Trầm Gia Truyền Đức Hiểu:

Trầm hương:

Tên khoa học: Aquilaria crassna
Tên thường gọi: Dó bầu, Trầm hương
Vùng phân bố: Lào, Campuchia, Việt Nam. Ở Việt Nam phân bố từ Hà Tĩnh đến Kiên Giang
Công dụng: Gỗ Trầm có tinh dầu thơm, dùng làm hương liệu trong công nghiệp Mỹ phẩm; ngoài ra còn sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong Đông y và các nghi lễ thờ cúng...

Trám:

Tên khoa học: Canarium album
Tên thường gọi: Trám, Trám trắng
Vùng phân bố: các tỉnh phía Bắc: Thái Nguyên, Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Giang.
Công dụng: Quả Trám dùng làm thuốc, nhựa Trám dùng làm hương.

Hoa Hồi:

Tên khoa học: Ilicium verum
Tên thường gọi: Hồi, Đại hồi, Hồi sao
Vùng phân bố: Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh
Công dụng: Quả dùng làm gia vị và để cất lấy tinh dầu. Tinh dầu dùng làm thuốc, nguyên liệu dược phẩm.

Quế:

Tên khoa học: Cinamomum cassia
Tên thường gọi: Quế, Quế đơn, Quế bì
Vùng phân bố: Nghệ An, Thanh Hóa, Yên Bái, Hòa Bình.
Công dụng: Vỏ thân, cành, rễ dùng làm thuốc, gia vị. Tinh dầu quế dùng trong công nghiệp và y học.

Ngâu:

Tên khoa học: Aglaia duperreana
Tên thường gọi: Ngâu
Vùng phân bố: Thái Bình, Nam Định và các tỉnh phía Bắc
Công dụng: hoa dùng ướp trà, hoa và lá chữa sốt vàng da và hen suyễn; tinh dầu làm thuốc sát trùng.

Bời lời:

Tên khoa học: Litsea glutinosa.
Tên thường gọi: Bời lời, Bời lời đỏ.
Vùng phân bố: Các tỉnh Tây nguyên.
Công dụng: Quả được thu hái để ép dầu làm sáp, chế xà bông, vỏ thân cây làm chất kết dính của nhang, gỗ cứng và ít sâu mọt, rất tốt để dùng làm đồ mộc.

Đàn hương:

Tên khoa học: Santalum album.
Tên tiếng anh: Sandalwood.
Tên tiếng việt: Đàn hương.
Vùng phân bố: Ấn Độ.
Công dụng: Gỗ có mùi thơm dùng làm bột hương, sử dụng trong mỹ phẩm, để làm thuốc chữa bệnh trong Tây và Đông y.

Cam thảo:

Tên khoa học: Abrus precatorius
Tên thường gọi: Cam thảo dây, dây chi chi
Vùng phân bố: Hà Tây, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Bình Thuận.
Công dụng: Vỏ cây có mùi thơm, làm thuốc chữa viêm phế quản, trị ho.

Thau:

Tên khoa học: Liquidambar Formosana Hance
Tên thường gọi: Cây cổ yếm, cây sau sau, cây lau thau, sau trắng
Vùng phân bố: Phổ biến trên các rừng thưa và Savan cây gỗ tại Bắc bộ, Trung bộ
Công dụng: Trong Đông y dùng để trị phong thấp, đau răng, nhựa rất thơm, vị ngọt pha chua dùng làm nhang thắp.

Bồ kết:
Tên khoa học: Gleditschia fera
Tên thường gọi: Bồ kết
Vùng phân bổ: trồng ở nhiều nơi, mọc tự nhiên nhiều ở Bắc bộ
Công dụng: chữa ho, tiêu đờm, chữa quai bị, chốc đầu, tinh dầu thơm có tính sát khuẩn, dân gian thường dùng nấu nước gội đầu

Thảo quả

Tên khoa học: Amomum aromaticum
Tên thường gọi: Thảo quả, Sa nhân
Vùng phân bố: Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang
Công dụng: quả làm gia vị, thuốc chữa bệnh.

Tùng:

Tên phổ thông: Tùng búp.
Tên khoa học: Juniperus chinensis
Họ thực vật: Cupressaceae (Bách).
Nguồn gốc xuất xứ: Bắc Châu Á.
Phân bố ở Việt Nam: Vùng núi cao mát ẩm.
Công dụng: gỗ quý dùng trong xây dựng. Vỏ cho dầu dùng trong công nghiệp và y dược.

Hương bài:

Tên khoa học: Dianella ensifolia (L.)
Tên thường gọi: Hương lau, Hương bài.
Công dụng: Dùng chữa bệnh cảm sốt, tiêu hóa trong Đông y. Rễ phơi khô, xay nhỏ trộn với các hương liệu làm hương thắp.

Do không sử dụng hoá chất chống mốc nên trong quá trình sử dụng nếu phát hiện sản phẩm bị mốc quý khách vui lòng thông báo lại để chúng tôi đổi lại sản phẩm cho quý khách. Chân thành cảm ơn!

HƯƠNG TRẦM GIA TRUYỀN ĐỨC HIỂU